Kỹ thuật Nuôi chim săn

Thuần hóa

Ở vùng Trung Á, việc thuần hóa đại bàng là một quá trình mới có thể thành công. Ban đầu, đợi đại bàng mẹ đi săn mồi và đến tận tổ để bắt những đại bàng con, họ nhẹ nhàng và cẩn thận bắt những chú đại bàng con này về để nuôi và huấn luyện, thường là con mái, những con không ló đầu mà chỉ ẩn trong tổ thường được lựa chọn để bắt về bởi đây chính là những con thông minh, dũng mãnh và ngoan cường nhất. Người Kazakh thường chỉ bắt chim đại bàng mái còn nhỏ về để huấn luyện vì chúng mạnh mẽ, hiếu chiến và nhanh nhạy hơn chim trống. Công việc này đôi khi rất khó khăn bởi những đại bàng con khôn ngoan thì không bao giờ ló đầu ra khỏi tổ.

Một con đại bàng

Sau khi được bắt về, việc đầu tiên trong quá trình huấn luyện đại bàng là người ta lấy một miếng da để bịt mắt của đại bàng lại (bịt lên đầu nó) để nó không thể nhìn thấy gì, sau đó cho nó đứng trên một thanh gỗ ở một cành cây, đung đưa qua lại khiến cho nó không thể nào đứng vững để chúng tập cách đứng vững. Người Kazakh sẽ bỏ đói đại bàng, không cho ăn thịt, không cho uống nước và đợi đến khi chúng kiệt sức, ngã khỏi cành cây. Sau nhiều đêm, đại bàng kiệt sức và rơi xuống, lúc ấy người ta dùng nước lạnh để khiến nó tỉnh dậy rồi cho nó uống một chút nước, những vẫn không cho ăn thịt.

Việc bịt mắt đại bàng sẽ khiến chúng phụ thuộc và quy phục chủ nhân của mình hơn. Sau vài tuần bịt mặt, đại bàng bắt đầu trở nên lệ thuộc vào chủ nhân. Khi đại bàng dần dần được thuần hóa người ta mới cho nó ăn thịt trở lại, lượng thịt cũng phải tính toán kỹ lượng và không để đại bàng được ăn uống thoả thích. Người thuần hóa đại bàng đặt một miếng thịt lên bộ da ở vai áo để đại bàng tự tới ăn. Sau một thời gian dài bị đói, đại bàng nhìn thấy thịt cũng trở nên vội vàng hơn, người thuần hóa mỗi lần cho ăn lại làm tăng khoảng cách giữa đại bàng và miếng thịt và không được cho đại bàng ăn no. Họ cũng nhồi thịt dính máu vào trong những hình nộm thỏ hoặc sói để luyện cho đại bàng vồ mồi.

Lúc tập bay cho chim, người huấn luyện sẽ thưởng cho nó một miếng thịt thỏ mỗi lần bay đi và quay về đúng chỗ. Mỗi ngày, chú chim đại bàng được tập bay ở khoảng cách càng xa hơn. Người ta thường đặt miếng thịt ở bên trên cầu vai và huấn luyện nghiêm ngặt để đại bàng có thể tự quen mùi và tới ăn. Người Kazakh thường cho đại bàng ăn thịt còn dính máu của các loài vật khác nhau để chũng có thể phân biệt được mùi vị. Trong khi đưa đàn gia súc đi ăn, người mang con chim đại bàng theo để nó làm quen với gia súc và cũng để nó biết rằng không được phép săn bắt các loài vật nuôi như hay cừu. Sau khi được thuần hóa, đại bàng không bao giờ tấn công trẻ em hoặc cừu, dê của người. Đầu mùa đông, những con đại bàng được theo thợ săn đi săn cáo, săn thỏ và các loại thú rừng khác.

Việt Nam, Những con đại bàng mới bắt từ rừng sâu về nên vẫn còn hung hăng. Người bán phải dùng dây cột chân vua chim. Con đại bàng sẵn sàng tấn công bất kỳ ai chạm đến nó bằng móng vuốt. Để huấn luyện được một con chim vua biết săn mồi theo sự điều khiển của chủ thì không hề đơn giản. Nếu là chim mới bẫy về thì cần tập cho chim quen người, đậu và ăn trên găng tay, sau đó tập cho chim bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi, rồi đến giai đoạn tập săn mồi bằng mồi giả và mồi thật. Khi chim đã thuần thục thì tập thả tự do cho chim bay lượn và đi săn ngoài tự nhiên.

Khi thuần thục, người chủ cần vung mạnh cánh tay, chú đại bàng biển tung cánh bay liệng một vòng đẹp mắt, nghe thấy hiệu còi dài của chủ, nó liền bay trở lại đáp gọn vào chiếc găng tay da và thưởng thức miếng thịt bò tươi chủ thưởng cho. Nuôi chim săn từ nhỏ tuy mất nhiều công chăm sóc nhưng chim sẽ quen chủ, khi trưởng thành dễ huấn luyện hơn chim già rừng. Huấn luyện thành công một chú chim đi săn được phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nên người nuôi cần phải kiên trì. Có người tưởng như huấn luyện chim thành công rồi, nhưng khi đi săn thả tự do thì chim bay mất, thổi còi mỏi mồm chim cũng không về nữa.

Huấn luyện

Huấn luyện chim săn mồi cần có sự kiên trì, kỹ năng và các kiến thức cần thiết thì mới thành công. Thực tế cho thấy rất nhiều người lúc đầu tỏ ra rất say mê, bỏ không ít tiền để sở hữu một chú chim săn mồi, nhưng sau đó chỉ khoảng 1 tháng hoặc vài ba tháng là bỏ cuộc. Nguyên nhân vì không thuần được chim, chim bị chết. Vì chim ăn thịt nên nếu gia đình nào không có chỗ nuôi rộng rãi thì rất mất vệ sinh và khó chăm sóc. Nuôi chim săn mồi phải luôn gần gũi, sự nôn nóng chỉ làm cho chim sợ hãi, tấn công lại chủ. Ngay cả việc thả chim, cũng hạn chế vì đại bàng dữ lắm, nếu thả ra, nó đói sẽ bắt , bắt chó, mèo của hàng xóm, có trẻ nhỏ chơi gần đó cũng nguy hiểm nếu bị nó tấn công.

Đại bàng với móng vuốt sắc nhọn có thể gây thương tích cho người huấn luyện

Cần luyện tập hàng ngày, những ai thực sự yêu thích và quan tâm đến loài chim này mới có thể huấn luyện được chúng. Chim săn mồi là loài chim ăn thịt nên bản tính rất dữ tợn, móng và mỏ sắc như dao, chỉ cần chúng quắp vào tay là xước da, chảy máu, hàng tuần vết thương mới lành được. Khi thuần chim hoặc ép cân, giảm khẩu phần ăn của chúng rất dễ bị chúng tấn công. Đại bàng có đôi bàn chân với bộ móng nhọn và sắc như dao, khả năng sát thương rất lớn. Trong quá trình luyện tập, cũng gặp rất nhiều chấn thương. Các vết thương do đại bàng gây ra thường dài và nhỏ, chủ yếu ở trên phần cánh tay vì thường xuyên tiếp xúc, đôi lúc bị trên vùng đầu và vùng thái dương do chúng mổ khi mất kiểm soát.

Chúng tính tương tác cao. Người huấn luyện và chim có mối quan hệ hợp tác cùng có lợi chứ không có sự phân biệt chủ tớ như một số loài động vật khác. Huấn luyện viên cần theo dõi sức khỏe và tình trạng của chim để có những bài tập phù hợp. Các bài tập huấn luyện nâng dần theo mức độ thành thục của chim và sự hợp tác giữa chim và người huấn luyện. Mỗi ngày, dành khoảng 2 giờ để chơi và huấn luyện chim. Nếu không tính thời gian tập cho chúng bay, săn mồi ở ngoài trời, mỗi ngày chủ nhân của những con chim quý phải dành 1-2 tiếng để chăm sóc và cho chim ăn.

Đi săn

Ở Việt Nam, thú vui của việc nuôi đại bàng chính là huấn luyện để săn mồi. Việc huấn luyện đại bàng săn mồi cũng kỳ công, người huấn luyện còn cho đại bàng săn bắt những con chim khác, chẳng hạn như quăng một con chim chích còn sống vào tầm ngắm của con đại bàng, nhanh như cắt con đại bàng vồ lấy, dùng móng vuốt và chiếc mỏ sắc nhọn mổ từng nhát vào con chim chích trong tiếng kêu thảm thiết của con chim nhỏ, mặc cho con chim chích kêu thảm thiết, đại bàng mổ từng nhát xé thịt. Đây là một bài tập săn mồi khi huấn luyện vua chim. Nhẹ nhàng thì săn và bắt những loại thức ăn bình thường như chuột, chim cút. Trò thử thách thì có thể là cùng săn bắt một con vịt Xiêm cỡ lớn một số người còn cho chim săn mồi bắt mèo con, một nhóm huấn luyện chim săn mồi ở Cần Thơ cho một chú chim săn đang quắp và mổ liên tục vào một chú mèo con, mặc cho mèo con kêu gào thảm thiết[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nuôi chim săn http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/huan-... http://www.nguoiduatin.vn/thu-choi-dai-bang-mong-c... http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/221367/dai-bang-mo... http://vietnamnettv.vn/trong-nuoc/tron-mat-xem-gio... http://vtc14.vn/tin-tuc/trao-luu-huan-luyen-dai-ba... http://news.zing.vn/San-chim-vua-dai-bang-tai-Sai-... http://news.zing.vn/San-dai-bang-o-Sai-Gon-post505... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119460213 https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb119460213